29/7/16

          Tản Đà tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu, sinh ngày 19 tháng 5 năm 1889 tại làng Khê thượng, huyện Bất bạt, tỉnh Sơn tây, là một vùng đồng bằng bên cạnh sông Đà, chạy thẳng tắp đến núi Tản viên. Bút danh Tản Đà của ông là tên ghép giữa núi Tản Viên và sông Đà, quê hương ông.

         Ông là một nhà thơ, nhà văn và nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam.

         Trong văn đàn Việt Nam đầu thế kỷ 20, Tản Đà nổi lên như một ngôi sao sáng, vừa độc đáo, vừa dồi dào năng lực sáng tác. Ông là một cây bút phóng khoáng, xông xáo trên nhiều lĩnh vực. Đi khắp miền đất nước, ông đã để lại nhiều tác phẩm với nhiều thể loại. Ông đã từng làm chủ bút tạp chí Hữu Thanh, An Nam tạp chí. Với những dòng thơ lãng mạn và ý tưởng ngông nghênh, đậm cá tính, ông được đánh giá là người chuẩn bị cho sự ra đời của thơ mới trong nền văn học Việt Nam, là "gạch nối giữa hai thời kỳ văn học cổ điển và hiện đại".

          Ngoài sáng tác thơ, Tản Đà còn giỏi trong việc dịch thơ Đường thành thơ lục bát và được biết đến như một người dịch thơ Đường ra ngôn ngữ Việt hay nhất.
          Ngày 7 tháng 6 năm 1939 (tức 20 tháng 4 năm Kỷ Mão), ông mất ở tuổi 50, sau một thời gian chống chọi với bệnh gan, trên cái giường nát tại nhà riêng số 71 ngã tư Sở, Hà Nội, để lại vợ và bảy đứa con. Di thể của ông được an táng tại nghĩa trang Quảng Thiện, Hà Nội.
          Hoài Châu và Hoài Thanh là người duy nhất ở thời tiền chiến có công giữ lại cho người hôm nay những vần thơ đẹp, tiếng thơ thâm trầm thuở ấy, người có công giới thiệu cho chúng ta ngày nay biết được Huy Cận, Hàn Mặc tử, Phạm huy Thông. Người đã đặt trước linh hồn Tản Đà những con em mang nặng nòi tình.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Like

Translate

Đang theo dõi online

BTemplates.com

Tổng số lượt xem trang

Được tạo bởi Blogger.

Popular Posts