- Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,
- Thử địa không dư Hoàng Hạc Lâu.
- Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
- Bạch vân thiên tải không du du.
- Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ,
- Phương thảo thê thê Anh Vũ châu.
- Nhật mộ hương quan hà xứ thị,
- Yên ba giang thượng sử nhân sầu
- Gác Hoàng hạc
- (Tản Đà dịch thơ)
- Hạc hoàng ai cỡi đi đâu ?
- Mà đây Hoàng hạc riêng lầu còn trơ !
- Hạc vàng đi mất từ xưa
- Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay
- Hán dương sông lạnh cây bày
- Bãi xa Anh vũ xanh đầy cỏ non
- Quê hương khuất bóng hoàng hôn
- Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai ?
Ngày xưa Tư mã Tương Như và Trác văn Quân cỡi hạc vàng bay về trời, đó là một truyền thuyết, nhưng nói lên tâm thức của một nòi tình phong lưu khi sống phiêu diêu, lúc chết nhập vào cõi tiên. Người xưa cỡi hạc vàng đi mất, bây giờ chiếc lầu mang tên Hoàng hạc còn âm thầm nơi ấy ghi lại một nơi thanh lịch của loài người.
Hoàng Hạc Lâu là bài thơ nổi tiếng của Thôi Hiệu, một nhà thơ nhà Đường. Tương truyền rằng, Lý Bạch khi đến Hoàng hạc lâu định làm thơ, đã thấy Thôi Hiệu đề thơ trên vách, đọc xong Lý Bạch vứt bút, ngửa mặt than rằng:
- Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc
- Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu.
- Dịch nghĩa:
- Trước mắt thấy cảnh không tả được
- Vì Thôi Hiệu đã đề thơ trên đầu.
31/7/16
07:05
Lê Bính
Anh vũ châu, Bạch vân, Hán dương thụ, Hoàng hạc lâu, Lý Bạch, Thôi HIệu, Trác văn Quân, Tư mã Tương Như
No comments
Hoàng hạc lâu - Thôi Hiệu
Related Posts:
Hoàng hạc lâu - Thôi Hiệu Hoàng hạc lâu - Thôi Hiệu Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,Thử địa không dư Hoàng Hạc Lâu.Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,Bạch vân thiên tải không du du.Tình xuyên … Read More
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét